Mô hình Marketing O2O Không còn mới lạ so với nhiều người,bạn có biết mô hình O2O là một trong những mô hình được sử dụng trong chiến lược Marketing quan trọng, đặc biệt là tại đất nước Trung Quốc và Ấn Độ, hầu như các thương hiệu lớn đều sử dụng O2O trong hoạt động Marketing nhưng không phải thương hiệu nào cũng thực sự thành công với mô hình O2O này. Lý do vì sao thì chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về nó để biết được điểm mạnh và điểm yếu của mô hình này.
O2O là gì ?
(O2O) là “Online to Offline: Ở thị trường phương tây, O2O để ám chỉ những mặt hàng “click-and-collect” đó là hàng mua trực tuyến và nhận tại các cửa hàng thực tế. Việc giao hàng với giá rẻ và tỷ lệ sở hữu xe hơi thấp không có nghĩa là click-and-collect không áp dụng được như những quốc gia khác. Theo thống kê, Trung Quốc là quốc gia đang dẫn đầu trong phong trào O2O này”
Ưu Thế của mô hình O2O
Ưu thế lớn của O2O so với các mô hình thương mại điện tử B2C và B2B2C chính là về chi phí: Không phát sinh chi phí cho vận chuyển, kho bãi và không cạnh tranh trực tiếp với hệ thống bán lẻ truyền thống. Hơn nữa, mô hình O2O như Dealtoday.vn cung cấp dịch vụ thông qua các giao dịch điện tử như E-voucher, E-coupon, E-loyalty dễ dàng mở rộng thị trường, tăng qui mô mà không đòi hỏi đầu tư lớn về hạ tầng.
Tại sao Trung Quốc lại có thể dẫn đầu phong trào O2O ?
Đó là bởi vì Trung Quốc có lượng người tiêu dùng sử dụng internet cao nhất, họ thích nghi nhanh chóng với các công nghệ mới như sự tiếp nhận mã QR, về thương mại di động và thanh toán di động toàn cầu, như bạn biết đấy Trung Quốc là công xưởng hàng điện tử của thế giới hầu hết tất cả các hãng smartphone đều đóng quân ở đây, và được Chính Phủ có các chính sách hỗ trợ khuyến khích sự đổi mới. Điều này dẫn đến những mục tiêu của thực tế và kỹ thuật số được kết hợp ở Trung Quốc nhiều hơn là ở phương tây, hình thành một định nghĩa rộng hơn về O2O ở Trung Quốc.
O2O bao gồm tất cả mọi thứ từ việc chia sẻ một chiếc xe đi chung cho đến việc du lịch, dịch vụ massage tại nhà và những xe giặt ủi. Doanh số bán hàng thương mại điện tử O2O của Trung Quốc đã tăng từ 335 triệu USD năm 2015 lên 626 triệu USD năm 2018 theo ước tính của iResearch.
Tại Việt Nam
Thương mại điện tử Việt Nam năm 2015 và đầu năm 2016 chứng kiến nhiều biến động lớn, một số doanh nghiệp phải đóng cửa và từ bỏ thị trường như foodpanda, beyeu.vn, deca.vn, giare.vn, các vụ Mua bán và Sát nhập (M&A) lớn như Alibaba mua Lazada, tập đoàn Central Group Thái Lan mua Zalora Việt Nam, VNG công ty game số 1 Việt Nam đầu tư 17triệu US$ vào Tiki.vn hay ông lớn bất động sản Vingroup tấn công thị trường thương mại điện tử với Adayroi.com… Làn sóng M&A đã đốt nóng thị trường thương mại điện tử mô hình B2C (Business to Customer) và B2B2C (Business to Business to Customer) ở Việt Nam.
Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hiện đang ở khoảng 500.000 doanh nghiệp và tiếp tục tăng cùng với phong trào khởi nghiệp được Chính phủ quan tâm định hướng và hỗ trợ. Vì vậy mô hình kết nối khách hàng với các doanh nghiệp SMEs được đánh giá là đúng hướng và rất tiềm năng.
Giải pháp tối ưu cho mô hình O2O
Phù hợp với thói quen tiêu dùng của người Việt
Với những thông tin trên có thể thấy rằng mô hình O2O là hình thức kinh doanh rất phù hợp với người Việt Nam khi việc mua sắm được thực hiện bằng cách tìm kiếm thông tin trên internet, có thể tiến hành đặt hàng, thanh toán trước, sau đó khách hàng đến các cửa hàng thực tế để trải nghiệm sản phẩm và mua hàng, như vậy khách hàng sẽ không còn lo ngại về chất lượng hàng hóa.
Vietbrands sẽ hỗ trợ doanh nghiệp của bạn trong các chương trình marketing thương hiệu bao gồm việc hỗ trợ thiết kế logo, sáng tạo slogan, chạy quảng cáo, thiết kế các ấn phẩm chạy quảng cáo seo online như banner, poster, chụp hình sản phẩm, thiết kế brochure, thiết kế catalogue, thiết kế In leaflet..v..v