Những sai lầm khi marketing online

Những sai lầm khi marketing online

Những sai lầm khi marketing online

Sai lầm 1: Không có dịch vụ chăm sóc khách hàng trực tuyến trên mạng xã hội

68% người mua hàng tìm đến các hình thức mạng xã hội để giải quyết các vấn đề về dịch vụ khách hàng hoặc sản phẩm, ngoài ra khách hàng thường sử dụng mạng xã hội để được tư vấn về hướng dẫn sử dụng.

Chúng ta hãy xem xét một cách nghiêm túc vấn đề chăm sóc khách hàng trong kỹ năng bán hàng online, vì ngày nay số lượng người dùng smartphone phát triển rất nhanh, nếu chúng ta không xây dựng được bộ phận tư vấn chăm sóc khách hàng, đặt hàng online cho người dùng thì bạn đang dần đánh mất vị thế và khách hàng sang tay đối thủ rồi đó.

Những lợi thế của chăm sóc khách hàng online mang lại

Tiết kiệm chi phí: Bao gồm chi phí giao dịch (so sánh giữa tiền internet và tiền điện thoại, phí di chuyển đến tận nơi làm việc của khách hàng v..v) và chi phí nhân sự (so sánh giữa 1 người chăm sóc 1 khách hàng vào 1 thời điểm và 1 người chăm sóc nhiều khách hàng vào 1 thời điểm).

Gia tăng hiệu quả: do bạn có thể công bố các thông tin về hỗ trợ mua hàng, danh sách câu hỏi thường gặp v..v. để khách hàng tự tìm kiếm và tự giải đáp. Tự động hóa các thông tin đơn hàng v..v. cũng là cách để giảm thời gian và gia tăng hiệu quả quản lý.

Gia tăng tỉ lệ khách hàng trung thành: nếu bạn khiến cho công việc mua sắm trực tuyến đơn giản hơn, thuận tiện hơn việc mua sắm truyền thống.

Sai lầm 2: Lỗi trình duyệt

Tất cả chúng ta đều sử dụng trình duyệt web ít nhất vài lần trong ngày, nhiều người còn làm việc ngay trong các trình duyệt. Do đó, chỉ một vấn đề nghiêm trọng với trình duyệt hay sử dụng, năng suất công việc của bạn có thể bị ảnh hưởng, hoặc sẽ khiến khách hàng của bạn phát cáu lên khi vào website của bạn.

Vậy làm như thế nào để bạn có thể chắc chắn rằng trang mạng của mình sẽ hoạt động chính xác ở mọi thời điểm? Những phần mềm như Visibility Guard giúp giải quyết vấn đề bằng cách làm chậm trang của bạn để tìm những lỗi phổ biến nhất, chẳng hạn như:

  • HTML status codes like 301 redirects or 404s
  • Canonicals and redirect chains
  • Meta and x-Robots-Tag “No-index” and No-follow
  • Significant changes to word count in content

Sai lầm 3: Không thân thiện trên các thiết bị di động

Theo thông báo của Google Webmaster ngày 11-6, người tiêu dùng sử dụng smartphone lướt web ngày càng nhiều, thị trường này tăng trưởng rất nhanh. Google mong muốn đem lại những trải nghiệm đầy đủ nhất. Do đó, Google khuyến cáo các website nên tái cấu trúc để tương thích với smartphone hay thiết bị di động.


Tối ưu hóa điện thoại không chỉ về thiết kế, mà còn là phải chú trọng tới chức năng vận hành. Khách hàng sẽ rời đi nhanh hơn nếu nhưng các trang của bạn tải xuống quá chậm, hoặc họ sẽ di chuyển tới trang mà họ muốn dễ dàng hơn. Cho dù sản phẩm hay dịch vụ của bạn có là tốt nhất đi chăng nữa, nếu trang của bạn không được tối ưu hóa cho điện thoại, doanh nghiệp của bạn sẽ thất bại.


Các doanh nghiệp không nên mắc lỗi này vì vậy bạn cần phải kiểm tra hoặc sửa chữa website của mình cho thật thân thiện với các thiết bị mobile nhé.

Sai lầm 4: Website quá nặng


Amazon (tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu thế giới ) đã chứng minh điều này hoàn toàn đúng. Báo cáo của họ nói rằng, tăng 1% doanh thu khi cải thiện tốc độ 100mm giây. Tập đoàn bán lẻ Walmart cũng vậy, họ tăng 2% chuyển đổi khi cải thiện được 1 giây tốc độ tải trang.
Đó chưa phải là tất cả. Một nghiên cứu của hãng công nghệ Mỹ – Akamai cho biết rằng:

  • 49% người dùng mong đợi trang web tải trong 2 giây hoặc ít hơn.
  • 45% người dùng sẽ rời đi, khi phải đợi tải trang hơn 3 giây.
  • 58% người mua sắm trực tuyến nói rằng, tốc độ tải trang nhanh khiến họ trung thành với website.

Page load Page load Page Load… Không phải tự nhiên mà đây là một trong hơn 200 tiêu chí đánh giá và xếp hạng website trên SERPs của Google. Tốc độ loadsite ảnh hưởng đặc biệt đến thứ hạng của bạn. Không chỉ khách hàng, người xem, mà ngay cả bot cũng không muốn mất đến một ngày mới thu thập hết dữ liệu trên một website có độ load như rùa bò. Vì thế, hãy tìm cách tối ưu hóa tốc độ tải trang để giữ người dùng và bọ tìm kiếm luôn trong trạng thái thoải mái không phải chịu đựng sự giật lag bạn nhé.

Sai lầm 5: Viết quá nhiều chữ, sai chính tả, và hình ảnh xấu

Tối ưu hóa nội dung là một quá trình sửa đổi và tổ chức lại nội dung website để cải thiện chất lượng website, tăng cường khả năng hiển thị nội dung được hấp dẫn và chất lượng góp phần tăng lưu lượng truy cập trên trang web. Cần tránh những điều sau đây:

  • Viết sai lỗi chính tả, đặt chứ cái in hoa tùy tiện.
  • Viết đúng cấu trúc ngữ pháp, ngắn gọn đầy đủ ý, có ngắt xuống dòng, có tiêu đề rõ ràng.
  • Hình ảnh được thiết kế đẹp, sáng tạo và bắt mắt, sử dụng hình ảnh theo đúng kích thước chuẩn, hình ảnh sắc nét rõ ràng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.