Một hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm nhiều yếu tố cấu thành dựa trên tiêu chí đồng bộ và mang đậm bản sắc, văn hoá của một doanh nghiệp. Thông qua hình ảnh nhận diện này, khách hàng có thể nhận biết một thương hiệu, phân biệt thương hiệu này với thương hiệu khác.
Tùy theo lĩnh vực hoạt động, mà mỗi thương hiệu có một hệ thống các ứng dụng nhận diện diện thương hiệu khác nhau. Do vậy, bộ nhận diện thương hiệu cũng khác nhau với mỗi lĩnh vực kinh doanh.
Dưới đây là những hạng mục thường gặp nhất của một bộ nhận diện thương hiệu được Vietbrands tổng hợp để các bạn tham khảo.
Các hạng mục thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
Thứ nhất, bộ thiết kế logo.
Logo: thiết kế logo, logo âm bản, dương bản, ý nghĩa logo, quy chuẩn thông số màu, quy chuẩn logo trên lưới định vị, quy chuẩn logo & khoảng trống bắt buộc, quy chuẩn logo trên nền màu ưu tiên, một số điều nên tránh khi ứng dụng logo, bàn giao file thiết kế gốc định dạng Ai, Jpeg, PDF.
Font chữ: xây dựng quy chuẩn kiểu chữ chính thức trong các tài liệu truyền thông, kiểu chữ phụ trợ.
Sáng tác slogan: đề xuất 10 slogan phù hợp với ngành nghề kinh doanh và định hướng phát triển của công ty, khách hàng lựa chọn 1 phương án cuối cùng để quy chuẩn slogan, giải thích ý nghĩa và tinh thần của slogan, đề xuất font chữ và hướng dẫn sử dụng slogan.
Các yếu tố cần thiết cho một hệ thống nhận diện thương hiệu:
Bộ nhận diện chính
- Thiết kế logo (logo âm bản, dương bản)
- Slogan
- Tên thương hiệu
- Quy chuẩn logo (quy chuẩn thông số màu, quy chuẩn logo trên hệ thống ô lưới, quy chuẩn logo & khoảng trống bắt buộc, quy chuẩn logo trên nền màu ưu tiên, một số điều nên tránh khi ứng dụng logo)
- Phông chữ (xây dựng quy chuẩn kiểu chữ chính thức trong các tài liệu truyền thông, kiểu chữ phụ trợ)
- Hệ thống màu sắc
- Ý nghĩa logo
Bộ nhận diện tài liệu văn phòng
- Thiết kế danh thiếp (card visit) khổ 90x55mm hoặc 88x53mm
- Thiết kế bao thư A4 kích thước 25×34 cm, bao thư A6 kích thước 12x22cm.
- Cuốn nhớ (note)
- Kẹp file tài liệu: Kích thước A4
- Sổ công tác: sổ bìa da mềm (kích thước 15x21cm)
- Chữ ký điện tử: chữ ký email, đề xuất font chữ, export ảnh sử dụng trong Microsoft Outlook.
- Giấy mời: sử dụng cho những sự kiện với khách hàng.
- Giấy chứng nhận: giấy chứng nhận sử dụng nội bộ, khổ ngang A4.
- Thẻ nhân viên: kích thước 86x54mm, cài trên áo (thẻ đeo), 2 mặt giống nhau.
- Bìa trình ký: khổ lớn hơn A4.
- Giấy giới thiệu: khổ A5 hoặc tương đương.
- Tài liệu thuyết trình: mẫu thuyết trình powerpoint, quy chuẩn font chữ và bố cục thuyết trình template.
- Thiếp chúc mừng: thiếp chúc tết, chúc mừng nhân dịp lễ hội, sự kiện hoặc sinh nhật.
- Lịch treo tường: lịch lò xo khổ 40x60cm, 7 trang
- Lịch để bàn: lịch khổ 16x22cm, 13 trang.
- Tài liệu văn phòng: mẫu hợp đồng, công văn, nghiệm thu, thanh lý, báo giá.
- Chứng từ: hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, hóa đơn bán lẻ, hóa đơn bán hàng thông thường.Thiết kế danh thiếp
- Giấy tiêu đề
- Phong bì thư A4, A5
- Kẹp tài liệu A4
- Hóa đơn bán lẻ
- Hoá đơn GTGT
- Giấy giới thiệu
- Bìa hồ sơ
- Bìa trình ký
- Thẻ nhân viên
- Đồng phục văn phòng
- Tài liệu thuyết trình
Bộ nhận diện bao bì
- Thiết kế bao bì sản phẩm
- Thiết kế tem nhãn dán lên sản phẩm
- Thiết kế thương hiệu in trực tiếp lên sản phẩm
- Thiết kế thương hiệu trên bao gói sản phẩm
- Bố cục trình bày dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên bao gói sản phẩm
- Các kiểu bao bì, nhãn mác cụ thể cho các dòng sản phẩm
Bộ nhận diện nội bộ
- Khăn quảng cổ mùa đông, Cà vạt nam
- Cặp, vali nhân viên (Công tác)
- Mẫu in trên đồng phục
- Mẫu cờ
- Mẫu back drop tại Văn phòng
- Mẫu bàn ghế và partition phong cách
- Boad tường tại sảnh công ty (Lớn)
- Bộ khách sạn (Xà bông, dầu tắm, bàn chải, Box giày, Ga giường, Khăn tắm, Bìa menu, Phong bì, giấy, catalog KS, Keys pad, Hotel card…)
- Màn hình Desktop nhân viên (Wallpaper)
- Mẫu chữ ký deco trên email nhân viên
- Mẫu style nhận diện trên Blog nhân viên, Mạng xã hội
- Chat avatar nhân viên
- Giấy khen, Bằng khen, Giấy chứng nhận
Bộ nhận diện biển hiệu quảng cáo
- Các dạng biển hiệu
- Biển hiệu công ty
- Backdrop quầy lễ tân
- Concept trang trí nơi làm việc
- Biển hiệu phòng ban
- Biển hiệu tại quầy lễ tân và phòng họp
- Biển quảng cáo
- Biển hiệu đại lý
- Nội thất văn phòng
- Nội thất showroom, cửa hàng bán lẻ
- Quảng cáo trên xe nhỏ
- Bill Board Quảng cáo
- Mẫu biển Đại lý
- Mẫu trên Biển quảng cáo
- Mẫu quảng cáo trên xe Bus
- Mẫu quảng cáo trên báo chí
- Mẫu phòng Hội chợ quảng cáo (Nhỏ và lớn)
- Backdrop họp báo
- Backdrop đào tạo nhân viên
- Backdrop Hội thảo chuyên đề
- Băng rôn Chào mừng sự kiện
- Baloon quảng cáo ngoài trời
- Mẫu thời trang cho PG tại các show sự kiện
- Trang trí Showroom trưng bày sản phẩm
Bộ nhận diện truyền thông:
- Hồ sơ năng lực công ty
- Brochure giới thiệu sản phẩm/ dự án
- Catalogue danh mục sản phẩm
- Tờ gấp/ tờ rơi giới thiệu sản phẩm
- Poster quảng cáo
- Quảng cáo báo chí
Bộ nhận diện E – Marketing
- Website công ty
- Website sản phẩm / dự án
- Email quảng cáo
- Newsletter
- Facebook Fanpage
- Banner quảng cáo
- Landing pages
- TVC
- Film giới thiệu doanh nghiệp
Bộ nhận diện quà tặng / hậu mãi
- Quà tặng khách hàng (Ly, cốc, Kỷ niệm chương, móc chìa khóa…)
- Bút bi, bút chì quảng cáo
- Mũ quảng cáo
- Áo mưa quảng cáo
- Áo phông quảng cáo
- Mẫu thiệp chúc ngày lễ trong năm
- Giỏ gói quà
- Bao bì sản phẩm (Hình dáng và hình ảnh)
- Quà tặng khuyến mại
- Sách hướng dẫn
- Mác sản phẩm
- Phiếu bảo hành
- Coupon, vouche khuyến mãi
- CDROM sản phẩm
(Danh mục nhận diện thương hiệu Vietbrands cập nhật tháng 7/2017)
Để xây dựng thành công hệ thống nhận diện thương hiệu phải kết hợp nhiều yếu tố cả về vật chất lẫn con người. Đảm bảo tính nhất quán, hợp lý và thể hiện được đúng ý nghĩa, theo đúng sứ mệnh của thương hiệu.
Quy trình thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu của Vietbrands
Để có được một thương hiệu hoàn chỉnh, các doanh nghiệp, tổ chức… có thể căn cứ vào những vấn đề đơn giản nhất như đối tượng khách hàng, đặc điểm sản phẩm, mục tiêu phát triển… cho đến những điều phức tạp hơn như sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi… Một hệ thống đồng nhất của thương hiệu với ba yếu tố cốt lõi là hình tượng, màu sắc và phông chữ phối hợp với nhau tạo nên sự hoàn hảo cho thương hiệu.
Quy trình xây dựng và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu thường được bắt đầu bằng những nghiên cứu khách hàng về: định vị thương hiệu, sản phẩm, khách hàng… Tạo ra một khái niệm đúng từ đó giúp sáng tạo ra những ý tưởng cho thương hiệu. Phần lớn thời gian của một quy trình xây dựng và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu dựa trên tầm cỡ, sự phức tạp cũng như số lượng những hạng mục thiết kế của dự án. Để xây dựng thành công hệ thống nhận diện thương hiệu, cần tiến hành theo trình tự 6 bước sau:
Bước 1:
Nghiên cứu và phân tích, gồm: kiểm tra nội bộ (những thông tin, tài liệu liên quan có ích cho dự án hay những cuộc trao đổi, thảo luận bàn tròn cũng có những giá trị hữu ích cho những nghiên cứu và phân tích ban đầu); Thấu hiểu người tiêu dùng (nghiên cứu vấn đề này sẽ mang lại những kết quả khách quan và đúng đắn nhằm giúp nhà thiết kế và khách hàng tìm được những định hướng, giải pháp và ý tưởng phù hợp với những suy nghĩ, cảm nhận của họ); Đối thủ cạnh tranh (nghiên cứu kỹ lưỡng đối thủ cạnh tranh sẽ giúp nhà thiết kế và khách hàng có định hướng, chiến lược đúng đắn, giúp tạo được sự cách biệt, tách biệt đối thủ).
Bước 2:
Chiến lược, đây là bước định vị yếu tố cốt lõi của thương hiệu. Ở bước này, một bản tóm tắt dự án bao gồm những giải pháp, ý tưởng mục tiêu dự án, những kết quả nghiên cứu của nhà thiết kế sẽ được thuyết trình trước khách hàng. Ngoài ra, cần đưa ra hai đến ba định hướng của dự án để khách hàng lựa chọn, định hướng được chọn sẽ là chiến lược chính của dự án.
Bước 3:
Thiết kế, đây là giai đoạn đã quyết định ý tưởng và định hướng chính của dự án, bắt đầu bước vào triển khai các thiết kế cơ bản. Những thiết kế cơ bản hoàn tất sẽ được thuyết trình với khách hàng và được điều chỉnh chọn mẫu thích hợp. Mẫu được chọn là xuất phát điểm cho việc triển khai toàn bộ những hạng mục thiết kế của dự án.
Bước 4:
Bảo hộ, đăng ký bảo hộ thương hiệu luôn là nhu cầu cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho thương hiệu, tránh sự sao chép, bắt chước từ các đối thủ cạnh tranh.
Bước 5:
Ứng dụng, sau khi đăng ký bảo hộ thương hiệu, các thiết kế hoàn chỉnh bao gồm kiểu dáng, màu sắc, chất liệu và cả những tham vấn cho khách hàng sẽ đưa vào sản xuất thực tế.
Bước 6:
Sản xuất, tùy vào thỏa thuận ban đầu giữa khách hàngnhà thiết kế mà một bản thiết kế có những hướng dẫn ở mức độ khác nhau, nó có thể chỉ là những tư vấn miệng hay những bản hướng dẫn chi tiết cho việc sản xuất dự án. Vai trò của nhà thiết kế trong việc sản xuất dự án rất cần thiết và quan trọng, giúp cho kết quả sản xuất dự án đạt được độ chính xác cao, hạn chế rủi ro hoặc phát sinh. Ngoài ra, kinh nghiệm của nhà thiết kế còn giúp cho khách hàng chọn được những nhà cung ứng có năng lực và tiết kiệm tối đa ngân sách đầu tư.
Hi Ad,
Minh can tim doi tac thiet ke nhan dien thuong hieu cho chuoi coffee. Lien he voi minh qua e mail ben duoi nhe!
Bên em đã liên hệ qua email rồi nhé. Cám ơn chị đã quan tâm dịch vụ Vietbrands ạ.
xin chào mình đang cần tìm đối tác thiết kế nhận diện thương hiệu cho công ty. liên hệ với mình qua email ở dưới nhé. xin cảm ơn
Bên mình đã gửi báo giá chi tiết qua email. Cám ơn bạn đã quan tâm dịch của Vietbrands ạ!
Xin chào, bên mình đang tìm đơn vị thiết kế bảng biển cho dự án: khu căn hộ cao cấp và khách sạn 5 sao tại P. Bãi Cháy. TP Hạ Long. Nếu đơn vị mình có thể tham gia thì liên hệ với mình qua địa chỉ mail này nhé: doan.nd@irb.vn . Zalo :0357936586. Cảm ơn!