Bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu phải có những tài liệu gì

Bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu phải có những tài liệu gì

Ngoài việc thuê một đơn vị dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền, bạn cũng có thể tự mình làm hồ sơ và đăng ký. Vậy Bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu phải có những tài liệu gì?

Đơn đăng ký nhãn hiệu phải có những tài liệu sau:

Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trong đó phải có danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu) làm theo mẫu số: 04-NH (02 bản) (Download mẫu 04-HN tại đây)

Nội dung tờ khai bao gồm 7 phần chính khi đăng ký nhãn hiệu như sau:

    • Phần Mô tả nhãn hiệu
    • Thông tin chủ đơn và đại diện của chủ đơn(Tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu)
    • Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
    • Thống kê các chi phí nộp đơn
    • Thống kê các tài liệu có trong đơn
    • Danh mục phân nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu
  • Cam kết của chủ đơn,chủ đơn ký tên xác nhận tờ khai đăng ký nhãn hiệu.

Một số tài liệu đi kèm khác trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:

Mẫu nhãn hiệu (9 mẫu kèm theo, ngoài một mẫu được gắn trên tờ khai)

Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận, thư xác nhận, thư đồng ý, quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức) (01 bản)

Giấy ủy quyền nộp đơn (01 bản)

Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận còn phải có Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận:

Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/ đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt (tên biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương, hoặc ký hiệu đặc trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp của người khác) (01 bản)

Mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Đầu tiên cần phải có logo, tên nhãn hiệu

Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của nhãn hiệu

Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu đã thuộc quyền của người khác:

    • Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn, hoặc được coi là nổi tiếng hoặc được thừa nhận rộng rãi;
    • Trùng hoặc tương tự với những đối tượng đã thuộc quyền của người khác, gồm tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả.
  • Trùng với tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân,tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).

Mỗi một nhãn hiệu dùng cho một sản phẩm, dịch vụ nhất định chỉ thuộc về một chủ thể duy nhất – là người nộp đơn đăng ký đầu tiên. Vì vậy, để tránh đầu tư công sức và chi phí vô ích, trước khi nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp cần biết chắc nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa thuộc về người khác hoặc chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký.

Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu

Khi đã có nhãn hiệu, khách hàng nên tiến hành tra cứu nhãn hiệu hàng hóa trước khi chính thức nộp đơn để đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu. Kết quả tra cứu sẽ cho thấy nhãn hiệu của Quý Công ty có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký tại Việt Nam

cho cùng loại sản phẩm hay các sản phẩm tương tự hay không. Hơn nữa, kết quả tra cứu còn giúp khách hàng khẳng định việc sử dụng nhãn hiệu cho tới thời điểm tra cứu là có vi phạm quyền SHCN của một bên nào khác hay không.

Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu phải bao gồm các tài liệu sau đây:

    • Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Tờ khai), làm theo Mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành;
    • Quy chế sử dụng nhãn hiệu, nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể;
    • Mẫu nhãn hiệu (15 mẫu nhãn hiệu)
    • Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp,nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế,Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động,..);
    • Giấy uỷ quyền (do chúng tôi soạn thảo);
    • Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản;
    • Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương, nếu trên nhãn hiệu có chứa đựng các thông tin đó;
    • Chứng từ nộp phí nộp đơn.
    • Bản gốc Giấy uỷ quyền;
    • Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm,nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.
    • Danh mục hàng hoá và dịch vụ mang nhãn hiệu trong Tờ khai phải phù hợp với phân nhóm theo Bảng Phân loại Quốc tế về hàng hoá và dịch vụ (Ni-xơ 9).
    • Mẫu nhãn hiệu gắn trong Tờ khai cũng như các Mẫu nhãn hiệu khác được trình bày rõ ràng với kích thước không được vượt quá khuôn khổ (80 x 80) mm, và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất không được nhỏ hơn 15 mm.
    • Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc, thì Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ.
  • Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc, thì tất cả các Mẫu nhãn hiệu đều phải được trình bày dưới dạng đen trắng.

Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu:

Download – Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Download – Tờ khai sửa đổi đơn
Download – Tờ khai sửa đổi văn bằng bảo hộ
Download – Tờ khai tra cứu nhãn hiệu
Download – Tờ khai tra cứu nhãn hiệu Quốc tế

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.