Nhãn hiệu thì có thể gắn với nội dung, chất lượng, có thể không
Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ.
Thương hiệu gắn với những sản phẩm nổi tiếng, chiếm được sự ưa chuộng của khách hàng.
Thương hiệu hiểu một cách đơn giản, là một cái tên gắn với một sản phẩm hoặc một nhà sản xuất. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức.
Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu
Thứ nhất:
Nếu chỉ xét đơn thuần về khía cạnh vật chất, nghĩa là nhìn nhận dựa vào tên gọi, logo thì nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu rất khó phân biệt, nếu không muốn nói là một. Tất nhiên, ở đây cũng có thể tìm ra sự khác biệt, đó là khi nói đến thương hiệu người ta thường nói đến cả khẩu hiệu, nhạc hiệu mà điều này gần như không được đề cập trong nhãn hiệu hàng hóa. Ví dụ, chúng ta có thể chỉ nghe nói đến “Chỉ có thể là HEINEKEN” là đã nghĩ ngay đến HEINEKEN .
Thứ hai:
Thuật ngữ thương liệu và nhãn hiệu là hai thuật ngữ được dùng trong những ngữ cảnh khác nhau. Ở góc độ pháp lý, sử dụng thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa là đúng như trong các quy định của luật pháp Việt Nam, nhưng ở góc độ quản trị doanh nghiệp và marketing thì người ta thường dùng thuật ngữ thương hiệu.
Trong tiếng Anh, 2 thuật ngữ Brand và Trademark cũng tồn tại song song và người ta cũng dùng trong những ngữ cảnh tương ứng như vậy. Thực tế, trong các tài liệu của nước ngoài, chúng ta thường gặp các cụm từ “Building Brand”, “Brand Strategy”; “Brand Image”; “Brand Vision”; “Brand Manager”… mà hiểu theo cách của chúng tôi là “Xây dựng thương hiệu”; “Chiến lược thương hiệu”; “Hình ảnh thương hiệu”; “Tầm nhìn thương hiệu”; “Quản trị thương hiệu”. Trong khi đó thuật ngữ “Trademark” lại chỉ gặp khi nói về vấn đề đăng ký bảo hộ hoặc trong các văn bản pháp lý (chẳng hạn registered trademarks), mà không gặp các cụm từ tương ứng là “Building trademark”; “Trademark Manager”; “Trademark Vision”.
Đến đây lại gặp phải một khúc mắc về dịch thuật? Đó là, Brand trong nguyên nghĩa từ tiếng Anh là nhãn hiệu, dấu hiệu; còn Trademar có thể được dịch là dấu hiệu thương mại? Tuy nhiên, với quan điểm của mình, các nội dung được trình bày trong bài viết này hướng vào thuật ngữ Brand, mà vẫn theo chúng tôi, hiện nay tại Việt Nam đang được nhiều người hiểu là thương hiệu. Như vậy thì sự tranh cãi về thuật ngữ thương hiệu và nhãn hiệu vẫn chưa ngã ngũ, mà chủ yếu là do cách tiếp cận từ những góc độ khác nhau của vấn đề.
Thứ ba:
Cũng có thể phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa trên một số khía cạnh cụ thể như sau:
- Nói đến thương hiệu không chỉ là nói đến các dấu hiệu như trong nhãn hiệu hàng hóa mà quan trọng hơn là nói đến hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng. Nó thật sự trừu tượng và vì thế đã có người gọi thương hiệu là phần hồn còn nhãn hiệu hàng hóa là phần xác.
- Nhãn hiệu được tạo ra chỉ trong thời gian đôi khi là rất ngắn, trong khi để tạo dựng được một thương hiệu (tạo dựng hình ảnh về hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng) đôi khi là cả cuộc đời của doanh nhân.
- Thương hiệu nổi tiếng sẽ tồn tại mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu hàng hóa thì chỉ có giá trị pháp lý trong thời gian nhất định (thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa thường là 10 năm và có thể được kéo dài bằng việc gia hạn).
- Nhãn hiệu hàng hóa được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận. Bảng So sánh giữa thương hiệu và nhãn hiệu:
Khi một công ty đưa một sản phẩm mới ra thị trường, công ty phải gán cho sản phẩm một nhãn hiệu nào đó và đăng ký bảo hộ bản quyền. Sau một quá trình phấn đấu để chiếm được lòng tin của khách hàng, nhãn hiệu trở thành thương hiệu ăn sâu vào tiềm thức khách hàng. Quá trình này trải qua các cung bậc sau đây:
Nhãn hiệu (Trademark) → Nhãn hiệu tin tưởng (Trustmark) → Nhãn hiệu yêu thích (Lovemark) → Thương hiệu (Brand).
So sánh giữa nhãn hiệu và thương hiệu về một số tiêu chí được tổng kết trong bảng sau:
Đặc Trưng | Nhãn Hiệu | Thương Hiệu |
Thuật Ngữ | TradeMark | Brands |
Tính Hữu Hình | Nhìn thấy, sờ, chạm, nghe..v..v xác nhận biên ngoài | Bao gồm cả hữu hình và vô hình: cảm nhận, nhận thức, hình tượng..v..v |
Giá Trị | Được thể hiện qua sổ sách kế toán | Không Được thể hiện qua sổ sách kế toán |
Tiếp Cận | Dưới góc độ luật pháp | Dưới góc độ người sử dụng |
Bảo hộ | Được luật pháp thừa nhận và bảo hộ | Người tiêu dùng thừa nhận, tin cậy, trung thành và gắn bó với sản phẩm |
Làm Giả | Có Hàng Giả | Không có thương hiệu giả |
Phụ Trách | Luật sư nhân viên pháp lý | Chuyên viên quản trị thương hiệu, chuyên viên marketing |
Để đươc tư vấn về sở hữu trí tuệ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn đồng hành tư vấn và phát triển cùng doanh nghiệp của bạn ngày càng lớn mạnh.
CÔNG TY VIETBRANS THIẾT KẾ XÂY DỰNG LOGO THƯƠNG HIỆU
Hotline: Tel: 28.22.454.888/999 | H: 093339OOO8
Email: info@vietbrands.vn
Website: https://vietbrands.vn
Đăng ký nhãn hiệu cho hạt giống
Đăng ký nhãn hiệu cho khách sạn
Thủ tục xin giấy phép an ninh trật tự cho nhà nghỉ khách sạn
Đăng ký bản quyền logo và đăng ký nhãn hiệu, có phải “2in1”
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Doanh nghiệp có cần phải đăng ký nhãn hiệu?
Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp
Phân biệt giữa Nhãn hiệu và Nhãn hàng hoá